Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu của các doanh nghiệp lớn

Chia sẻ

Năm 2020 trôi qua với đầy thách thức, biến động và bất ổn. Hàng chục ngàn doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản, nhưng vẫn có những doanh nghiệp nắm bắt thời cơ, tối ưu hệ thống vận hành để gia tăng tốc độ phản ứng, nhanh nhạy phát triển và thành công. 

Theo nghiên cứu của McKinsey, các mô hình vận hành truyền thống cứng nhắc đang vấp phải những thách thức: môi trường kinh doanh thay đổi chớp nhoáng, nhu cầu của khách hàng, các nhà cung cấp và đối tác kinh doanh gia tăng, nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận cao hơn, sức ép từ đối thủ cạnh tranh không hề giảm.

Đặc biệt với các doanh nghiệp Việt, khi vừa nhen lên tia hy vọng sau 88 ngày “sạch bóng” COVID-19 thì lại tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi mầm mống làn sóng đại dịch lân thứ ba ngay những ngày sát Tết Nguyên Đán 2021.

Trong bối cảnh đó, mô hình vận hành doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển dịch và thay đổi, đáp ứng chính xác tốc độ, nhu cầu của thị trường. Mô hình vận hành linh hoạt đang được các hãng tư vấn lớn trên thế giới nhận định sẽ là xu thế mang tính tất yếu của tương lai.

Các doanh nghiệp chuyển đổi số có thể dễ dàng vượt qua Covid-19

Xét ở góc độ tích cực, đại dịch Covid-19 hiện nay thực sự là cơ hội để doanh nghiệp nhận ra sự ưu việt của nền kinh tế số và tạo ra tính cấp bách hơn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Trong bối cảnh toàn thế giới giãn cách xã hội - điều không mong muốn của bất kỳ doanh nghiệp nào đã khiến chuyển đổi số trở thành giải pháp tình thế trên quy mô toàn cầu.

Cú sốc về kinh tế do Covid-19 gây ra cũng đã khiến cho toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam phải chao đảo. Các nhóm ngành doanh nghiệp trực tiếp bị ảnh hưởng như du lịch, hàng không, nhà hàng-khách sạn… đều đã rơi vào tình trạng “đóng băng” trong thời gian qua. Doanh thu của các doanh nghiệp cả năm 2020 sụt giảm mạnh, thậm chí là thua lỗ. Hàng loạt các kế hoạch xúc tiến thương mại, đầu tư bị ngưng trệ, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các quý và năm tiếp theo. Cùng với việc doanh thu giảm mạnh so với kế hoạch đề ra, các doanh nghiệp vẫn phải gánh thêm các khoản chi phí cố định như chi trả lương và các khoản phí liên quan cho người lao động, chi phí lãi vay, thuê mặt bằng…

Các khó khăn không nhỏ về thị trường, nguồn thu, dòng tiền đã khiến doanh nghiệp sử dụng các biện pháp liên quan như cắt giảm lao động trên gần 30% doanh nghiệp, trên 21% doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc không lương và gần 19% doanh nghiệp giảm lương người lao động.

Chuyển đổi số là cơ hội để doanh nghiệp phục hồi và bứt phá trong thời gian tới

Theo đánh giá từ các chuyên gia, trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, xu hướng chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua tình thế khó khăn này. Cũng theo ghi nhận trong thời gian qua, doanh nghiệp trên hầu hết các ngành và lĩnh vực đã thực hiện áp dụng các giải pháp công nghệ lên công tác quản lý và vận hành, số hóa dây chuyền sản xuất, áp dụng tự động hóa bán hàng, số hóa dữ liệu doanh nghiệp một cách mạnh mẽ. Đặc biệt từ khi ban hành lệnh giãn cách xã hội toàn quốc, xu hướng chuyển đổi số càng được các doanh nghiệp tích cực đẩy mạnh triển khai. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận hành, chi phí sản xuất, qua đó cuộc chuyển mình hướng tới chuyển đổi số đã giải quyết được bài toán hiệu quả và có tính cách mạng. Đã có không ít doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trước khi biến cố Covid-19 xảy ra. Bởi đa số các doanh nghiệp này có tầm nhìn chiến lược dài hạn, chủ động trong việc tự động hóa hoạt động kinh doanh và hơn hết là họ có một nhận thức về tầm ảnh hưởng của công nghệ, về lợi ích chuyển đổi số lên năng suất và hiệu quả công việc.

Dịch bệnh đã tác động không nhỏ lên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt là các doanh nghiệp như du lịch, hàng không, nhà hàng-khách sạn, F&B,… đang phải chịu tổn thất nặng nề. Nhưng điều đó cũng không khiến những doanh nghiệp có tư duy đổi mới và biết nắm bắt thời thế đứng im trong trận chiến, rất nhiều giải pháp đã được đưa để khắc phục tình thế. Trong đó, các doanh nghiệp bán lẻ chủ động triển khai bán hàng đa kênh, dịch chuyển từ việc mua sắm vật lý lên nền tảng thương mại điện tử và các kênh bán hàng online. Hay như nhiều doanh nghiệp đã kịp thời thay đổi để thích ứng với quy định giãn cách xã hội bằng việc chủ động lên phương án để nhân viên làm việc tại nhà, số hóa quy trình vận hành doanh nghiệp, tự động hóa quản lý công việc, tự động giao việc nhằm hạn chế nhân viên làm việc tại văn phòng. Doanh nghiệp đã thay đổi tư duy để tồn tại và phát triển, xây dựng định hướng làm việc từ xa không chỉ trong Covid-19 mà còn có thể ứng dụng tại bất cứ thời điểm và hoàn cảnh nào trong tương lai.

Cuộc vươn mình chuyển đổi số mạnh mẽ và nhanh chóng của doanh nghiệp được cụ thể ở các bước chuyển đổi số:

  • Xây dựng và triển khai các kênh bán hàng đa dạng trong mùa dịch.
  • Tự động hóa các chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp - đơn vị vận chuyển - kho bãi…
  • Doanh nghiệp chủ động chuẩn bị các phương án làm việc tại nhà, số hóa quy trình doanh nghiệp, số hóa dữ liệu lên nền tảng kỹ thuật số.
  • Đưa ra các giải pháp thay thế để giải quyết bài toán cho bộ phận kinh doanh, gặp gỡ đối tác trực tuyến; xét duyệt đơn từ, đề xuất từ xa; sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy…
  • Hoạt động quản trị doanh nghiệp từ xa được tiến hành triệt để, công tác vận hành và giám sát các cá nhân, bộ phận chức năng từ xa.     

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030, xác định tầm nhìn Việt Nam phải trở thành quốc gia số và đi tiên phong trong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Chương trình chuyển đổi số quốc gia tích hợp với chương trình phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ tạo thành những trụ cột, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà trong bối cảnh dịch bệnh COVID đang gây nên những khủng hoảng mang bình diện toàn cầu.

Để hướng tới tương lai cách mạng chuyển đổi số mạnh mẽ cho doanh nghiệp Việt, các doanh nghiệp cần mạnh dạn đổi mới tư duy, định hình chiến lược vận hành và mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó phải xác định mô hình quản trị tương lai dựa trên nền tảng công nghệ số, hướng tới các mục tiêu phát triển sáng tạo, bền vững và bao trùm hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng bên cạnh cơ sở hạ tầng đồng bộ. Với hướng tư duy đổi mới và chiến lược rõ ràng, cùng với sự trợ giúp của các giải pháp công nghệ chuyển đổi số và quy trình vận hành tốt, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể có một sức bật để tạo nên nền tảng vững chắc trong tương lai.

Tin liên quan

Xem thêm HẢI PHÁT INVEST CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM TỔNG GIÁM ĐỐC

Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Quản trị, ngày 06/05/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm đối với ông Nguyễn Văn Phương giữ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem thêm HẢI PHÁT INVEST TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2024

Ngày 26/4/2024 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Tham dự Đại hội có các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc và các Cổ đông của Công ty.

Xem thêm CỔ PHIẾU HPX CHÍNH THỨC GIAO DỊCH TRỞ LẠI TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo chính thức về việc đưa cổ phiếu HPX ra khỏi diện đình chỉ giao dịch và giao dịch trở lại toàn thời gian theo quy định kể từ ngày 20/03/2024.