Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2017), từ ngày 20 – 22/7, Tập đoàn Hải Phát đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện tấm lòng tri ân, uống nước nhớ nguồn. Đặc biệt, lễ dâng hương tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ đã được tổ chức trọng thị do Chủ tịch HĐQT Đỗ Quý Hải làm Trưởng đoàn.
Đoàn gồm hơn 30 người - đại diện Ban Lãnh đạo của Tập đoàn Hải Phát đã đến thắp nén hương thơm tại Lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị và Ngã ba Đồng Lộc. Cùng tham gia lễ dâng hương còn có các thành viên là cựu học sinh Trường THPT Quang Trung khóa 1984 – 1987. Đoàn dâng hương chụp ảnh lưu niệm tại Vũng Chùa – Đảo Yến Điểm đầu tiên mà đoàn dừng chân trong chuyến thăm các điểm di tích lịch sử là Vũng Chùa - Đảo Yến. Đây là một địa điểm mà bất kỳ ai đi du lịch hành hương trên con đường thiên lý Bắc Nam đều mong muốn ghé thăm - nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lễ dâng hương tại lăng mộ Đại tướng Trên khắp mảnh đất Việt Nam, trong hơn 3.000 nghĩa trang liệt sỹ vẫn còn hơn 300.000 người khi sinh ra có tên, có họ nhưng khi nằm xuống trên bia mộ chỉ khắc ba chữ “chưa biết tên”. Những tấm bia không thể nói cho những thân nhân đang mòn mỏi kiếm tìm hài cốt liệt sỹ biết người nằm dưới mộ là ai, chỉ biết, máu của họ đã thấm đỏ mảnh đất này và nỗi đau của họ, của gia đình họ là nỗi đau chung của người dân Việt Nam. Vì vậy, chuyến viếng thăm Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn và Thành cổ Quảng trị lần nào cũng xót xa và đầy thương cảm. Tập đoàn Hải Phát đã đến thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ - nơi an nghỉ đời đời của các chiến sỹ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Lòng thương nhớ, sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín đối với những người anh hùng chiến sỹ đã không tiếc không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước đều khổng thể nói thành lời. Thành cổ Quảng Trị vẫn vang dội bởi quá khứ hào hùng với 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt trong lịch sử dân tộc. Đây là điểm gây nhiều xúc động nhất cho tất cả những ai từng đến một lần, được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính Thành Cổ đã ngã xuống vì quê hương vì sự hòa bình thống nhất đất nước. Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh. Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Ngã ba Đồng Lộc Ngã ba Đồng Lộc là một trong những điểm giao thông quan trọng trong chiến tranh, nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Tiểu đội 4, Đại đội 552 (được chốt chặn đoạn từ Cầu Tối trở vào Truông Kén khoảng 2km, đặc biệt là 300m từ Cầu Tối đến Trường Thành) gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24. Trận bom ngày 24/7/1968, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc rơi xuống ngay sát miệng hầm – nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia đình. Những ngôi mộ đều được thắp những nén hương thơm thành kính tri ân Như một lời tri ân để thắp sáng thêm ngọn lửa 70 năm vẫn cháy, Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV Tập đoàn Hải Phát xin được gửi lời tri ân tới các anh hùng thương binh liệt sỹ đã hy sinh, các gia đình thương binh liệt sỹ, những người có công trên khắp đất nước Việt Nam.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông tin về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại dự án Khu nhà ở xã hội Phú Lãm (The Vesta), phường Phú Lãm, quận Hà Đông, TP.Hà Nội sau 5 năm cho thuê (đợt 1)…
Sáng ngày 5/2/2025, Tập đoàn Hải Phát đã tổ chức Khai Xuân đầu năm, đánh dấu một khởi đầu mới đầy hứng khởi và hy vọng cho năm Ất Tỵ 2025. Đây là dịp để toàn thể cán bộ, nhân viên trong Tập đoàn cùng nhìn lại những thành quả đã đạt được trong năm cũ, đồng thời đề ra những mục tiêu, chiến lược để đón nhận cơ hội và vượt qua thử thách trong năm mới.